Giới thiệu chi tiết cấu tạo cửa cuốn và những bộ phận liên quan

Cấu tạo cửa cuốn – Ngày nay nhu cầu lắp đặt cửa cuốn không còn quá xa lạ với nhiều khách hàng, song không phải ai cũng biết rõ và hiểu hết về cấu tạo cửa cuốn. Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất cửa cuốn có thương hiệu khác nhau, nhưng dù là thương hiệu nào thì đều có hai loại cửa cuốn thông dụng, đó là cửa cuốn tấm liền công nghệ Úc và cửa cuốn khe thoáng công nghệ Đức.

Cấu tạo cửa cuốn – chi tiết chung và của cửa cuốn tấm liền

Cửa cuốn có nhiều bộ phận để tạo nên hệ thống vận hàng thông minh và tiện lợi. Sau đây Happy Home sẽ làm rõ chi tiết cho các bạn.

Kích thước quả lô cửa cuốn

  • Lô cửa cuốn là phần cuốn tròn nan cửa và phần mặt bích:
  • Kích thước mặt bích mô tơ AH300, AH 500: Cao: 400mm x Rộng 580mm
  • Kích thước lô cửa cuốn khe thoáng (min) = 400 + 100 nên chiều cao lô cuốn sẽ là 500mm hoặc lớn hơn tùy kích thước cửa.

Kích thước hộp cửa cuốn

Hộp cửa cuốn là hộp kỹ thuật lắp che lô cuốn của cửa cuốn, ngoài tác dụng che mưa che nắng nó còn có tác dụng bảo vệ và tạo độ thẩm mỹ cho cửa cuốn cũng như không gian của ngôi nhà.

Với loại cửa cuốn sử dụng motor, muốn lắp đặt hộp che cửa cuốn phải để các khoảng trống như sau:

  • Chiều cao: 460 mm
  • Chiều ngang tường phía lắp motor cửa cuốn: 600 mm
  • Chiều ngang tường còn lại: 330 mm
  • Nếu cửa cuốn tấm liền kéo tay thì chừa chiều ngang 2 bên tường đều 450 mm

cấu tạo cửa cuốn

Cấu tạo cửa cuốn tấm liền

Cửa cuốn tấm liền được làm từ các tấm thép được dập sóng có bản rộng 750mm hoặc 450mm được ghép lại với nhau bằng máy ép lăn áp lực cao nên rất thẩm mỹ. Tùy theo từng hãng và chất lượng sản phẩm nên mỗi sản phẩm sẽ có giá khác nhau:

Cửa cuốn tấm liền Austdoor được cấu tạo từ các phần sau:

1/ Nan cửa cuốn: Nan cửa tấm liền có độ dày từ 0.48mm – 0.55mm và được dập sóng.

2/ Ray hợp kim nhôm U60:  nhôm định hình anod có tác dụng chống ăn mòn và oxi hóa.

3/ Trục mạ kẽm phi 33.5mm được bắt pully G bằng nhựa chất lượng cao.

4/ Hệ thống lò so trợ lực: được làm bằng chất liệu thép đảm bảo sức đàn hồi và độ bền cao, giúp cửa được hoạt động nhẹ nhàng.

5/  Động cơ điều khiển cửa tự động:  hệ thống động cơ dùng cho cửa cuốn tấm liền có dạng lô cuốn kiểu G.

Động cơ điện bao gồm:

  • Thân motor
  • 01 hộp nhận tín hiệu
  • 02 tay điều khiển từ xa,
  • 01 điều khiển âm tường
  • 01 chốt ly hợp: đây là một hệ thống dây rút được thiết kế có một chốt gạt để dễ dàng chuyển đổi chế độ điều khiển cửa khi mất điện. Khi mất điện bạn có thể chuyển đổi chế độ điều khiển điện qua chế độ cơ.

6/ Khóa ngang: dùng để khóa cửa khi mất điện bạn chuyển đổi sang chế độ kéo tay hoặc lắp khóa khi không lắp động cơ.

Cấu tạo cửa cuốn – chi tiết của cửa cuốn khe thoáng

cấu tạo cửa cuốn

Cửa cuốn khe thoáng lấy sáng và lấy gió tốt hơn cửa cuốn tấm liền, song giá thành cao hơn. Cửa cuốn khe thoáng được cấu tạo từ những phần sau:

1/ Nan cửa cuốn. Nan cửa cuốn là bộ phận chính của cửa cuốn. Nan cửa được sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện cao cấp có khả năng chống ăn mòn và chống xước và chống bám bụi.

2/ Bộ lá đáy: có thể sử dụng đáy 3 lá hay bộ lá đáy một lá. Bộ lá đáy này là phần tiếp giáp cốt nền được chèn gioăng để giảm chấn. Ở thanh lá có khoang chống được nhét ty đồng đây là một bộ phận nhỏ để lắp thiết bị đảo chiều khi gặp chướng ngại vật.

3/ Chống nhấc: được lắp bên cạnh gần vị trí thanh đáy để chống nâng cửa khi cửa đóng

4/ Ray hợp kim nhôm sơn tĩnh điện U76

5/ Trục phi 114  được bắt bát nhựa cứng đặc chủng (nylon-6). Đây là nguyên liệu nhựa cao cấp có khả năng chịu sự ăn mòn và độ bền cao. (chỉ sử dụng trục phi 168 đối với các cửa rộng 5.5m trở nên)

6/ Động cơ điện

  • Motor điện
  • Hộp điều khiển
  • Tay điều khiển
  • Nút bấm âm tường
  • Mặt bích: là hệ thống các bánh răng giúp kết nối truyền động giữa mô tơ cửa cuốn và trục cửa cuốn. Ngoài ra nó còn có vai trò cố định mô tơ và cố định trục cửa cuốn.

7/ Lưu điện: là nguồn điện dự phòng khi xảy ra mất điện. Khi mất điện, cửa cuốn vẫn có thể đóng mở tự động được nhờ vào nguồn điện được tích trữ tại ắc quy của lưu điện. Tùy vào diện tích và công xuất của lưu điện mà số lần đóng mở cửa khi mất điện đạt từ 48 – 72 lần đóng mở.

Cấu tạo cửa cuốn – cấu tạo của motor và nguyên lý hoạt động

Nếu như 10 năm trước cửa cuốn kéo tay và cửa kéo tay kiểu Đài Loan vô cùng thịnh hành thì hiện tại, cửa cuốn điện tự động đã và đang là xu thế. Trong hệ thống đó mô tơ cửa cuốn là một trong những bộ phận không thể thiếu cho cửa cuốn khe thoáng, cửa cuốn tự động. Trong bài viết này Happy Home sẽ cùng quý khách tìm hiểu chi tiết về cấu tạo của mô tơ cửa cuốn, nguyên lý hoạt động và các yếu tố quan trọng giúp quý khách hàng lựa chọn được bộ sản phẩm tốt và phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của công trình.

cấu tạo cửa cuốn

Mặc dù mô tơ cửa cuốn có đến 3 loại với hình dáng khác nhau là: mô tơ ống, mô tơ tấm liền và mô tơ xích kéo nhưng theo cấu tạo thành phần chung bộ motor gồm 3 phần:

  1. Phần động cơ
  2. Bộ phận phanh
  3. Bộ phận điều khiển
  4. Bộ phận truyền động

Bộ phận động cơ của mô tơ

Bộ phận động cơ gồm stator và rotor. Stato gồm các cuộn dây quấn trên các lõi sắt bố trí trên một vành tròn để tạo ra từ trường quay. Rôto là bộ phận hình trụ có tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép.

Bộ phận phanh của motor cửa cuốn

Cụm Phanh một bộ phận quan trọng nhất là hai rơ le đóng mở thực hiện lệnh cửa bộ khiển từ xa. Một rơ le cho chiều xuống một rơ le cho chiều lên. Nam châm điện cửa cuốn: Chúng dùng để hút nhả bố thắng nối motor cửa cuốn và bộ tời cửa cuốn bằng xích bình thường thì chúng luôn được nối với nhau bằng lò xo khi chúng ta bấm cho cửa chạy thì nam châm sẽ hút bố thắng nhả ra cho motor cửa cuốn chạy.

Bộ phận điều khiển – Rơ le

Khi nhận được yêu cầu từ tay điều khiển, hộp nhận sẽ gửi tín hiệu đến đến bộ phận điều khiển trên motor, tùy vào lệnh mà rơ le nào sẽ được đóng – mở phù hợp. Tiếp đó khi cửa cuốn hoạt động đến vị trí được chỉ định, rơ le hành trình sẽ ngắt để không cho motor chạy “quá”

Bộ phận truyền động

Nhiệm vụ quan trọng nhất của Motor là truyền động, tác động đến lô cuốn để đóng – mở cửa cuốn. bộ phận này truyền động lực đến mặt bích và từ đó quay xích kéo giúp lô cuốn hoạt động. Đối với motor tấm liền hoặc motor ống. Các bộ phận này được bố trí gọn gàng trong 1 sản phẩm hoàn thiện.

Cấu tạo cửa cuốn – Hướng dẫn sử dụng cửa cuốn đúng cách

Vị trí lắp đặt motor cửa cuốn rất quan trọng.Trong lúc lắp đặt phụ thuộc rất nhiều vào yêu cầu của khách hàng có thể ở bên trong nhà, ở ngoài mặt tiền hoặc ở trong hộp kỹ thuật. Nhưng dù có ở vị trí nào bạn cũng nên bảo quản nó ở những nơi khô ráo không thể để cho nước mưa dính vào.

Trong quá chính sửa dụng mô tơ cửa cuốn, khách hàng cần lưu ý thường xuyên bảo dưỡng và chăm sóc motor thường xuyên để đảm bảo motor luôn hoạt động khỏe mạnh nhằm mục đích phát hiện những sự cố tiền ẩn trong quá trình dùng motor. Nếu bạn phát hiện ra tiếng kêu to dần lên, hoặc motor chuyển động ngắt quãng một lúc bị ngắt lại. Thậm chí khi motor khởi động bạn nhìn thấy motor có độ rung và nóng dần lên thì có thể motor của khách hàng đang có vấn đề cần phải ngừng sử dụng ngay lại. Nếu bạn đang cần đóng mở cửa cuốn gấp có thể sử dụng bộ xích kéo tay để đóng/mở lên.

cấu tạo cửa cuốn

Trọn bộ motor trong lúc đóng gói bao gồm : motor cửa cuốn, bộ nhận tín hiệu điều khiển, 2 tay điều khiển từ xa cửa cuốn đây là là những thiết bị dùng chủ yếu bằng nguồn điện nên khi lắp đặt nên để ở vị trí cao.

Trong motor có bộ phận biến áp nếu bạn lắp thêm phụ kiện bộ tự dừng cửa cuốn khi cửa cuốn gặp vật cản sẽ làm cho motor tự động dừng lại để đảm bảo an toàn. Tính năng này rất hữu ích. Nhưng nếu bạn không sử dụng nó đúng cách làm cho cửa cuốn lúc đóng mở gặp nhiều vật cản quá làm sẽ làm cho motor bị nóng lên sẽ làm hệ bộ phận dây đồng ở phần giữa motor. Việc này nếu xảy ra nhiều sẽ làm giảm khả năng chịu lực truyền tải về sau.

Cách sử dụng motor cửa cuốn tốt nhất là không nên thực hiện đóng/mở liên tục 10 lần trở lên. thời gian giữa những lần đóng mở cửa cuốn tối thiểu là 15 phút/lần. Còn trong thời gian dài sử dụng mà không bị hiện tượng mất điện bạn thực hiện thao tác xả bình lưu điện tối thiểu 3 tháng một lần bằng cách rút điện nguồn của bình lưu điện ra khỏi ổ cắm sau đó tiến hành thực hiện đóng/mở cửa từ 5 – 10 lần cách nhau 15 phút/lần công việc này nên thực hiện vào buổi tối ít người đi lại. Sau đó bạn cắm lại dây cắm bình lưu điện vào ổ cắm.

Cấu tạo cửa cuốn – Các lưu ý khác

Rất nhiều khách hàng biết cách giúp cửa cuốn lên xuống bằng phương pháp thủ công là dùng xích kéo tay ở phần đầu motor. Chính vì nó ít được sử dụng đến lên rất nhiều hộ gia đình thường quấn nó lại cho khỏi vướng. Nếu không may điều khiển từ xa hết pin hoặc quên không biết để ở vị trí nào, nhà lại không có thang bạn không biết làm sao để mở được cửa cuốn.

Sẽ là tốt nhất nên để xích kéo tay ở tình trạng sẵn sàng luôn ở vị trí trong tầm tay người lớn không nên để trẻ con với tới được để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra mà bạn không lường trước được.

Việc sử dụng motor cửa cuốn và cách đấu điện cửa cuốn như trên chúng tôi đã trình bày không khó để thực hiện nhưng không phải ai cũng biết. Nếu bạn đã đọc bài viết này rồi chắc chắn sẽ giúp bạn sử dụng mô tơ cửa cuốn thêm hiệu quả hơn. Ngoài ra trong chuyên mục hướng dẫn sử dụng này còn các rất nhiều bài viết hay như: hướng dẫn sử dụng lưu điện cửa cuốn, hướng dẫn sử dụng điều khiển cửa cuốn bạn nên

CÔNG TY TNHH TTNT HAPPY HOME – là đơn vị đi đầu trong ngành sản xuất và nhập khẩu các thiết bị, linh kiện và nan cửa cuốn chính hãng & chất lượng cao.

+ Add: 100/72 Đường số 3, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP.HCM

+ VP: 117 Tô Hiệu, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú

+ [M] 0932 186 667

+ [E] happyhomedoor@gmail.com

+ [W] www.giaiphapcuacuon.com

Các tìm kiếm liên quan đến cấu tạo cửa cuốn
  • cấu tạo cửa cuốn kéo tay
  • cấu tạo điều khiển cửa cuốn
  • sơ đồ mạch cửa cuốn
  • motor cửa cuốn
  • tìm hiểu về cửa cuốn
  • đường kính lô cửa cuốn
  • mặt bích cửa cuốn
  • sập cửa cuốn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *