Cách lắp động cơ cửa cuốn được nhiều người tin tưởng và lựa chọn

Cửa cuốn với khả năng chống trộm hiệu quả, cách nhiệt và cách âm tốt hiện đang là sản phẩm được nhiều người tin tưởng và lựa chọn cho mọi không gian nội thất của mình. Tuy nhiên việc thi công lắp đặt cửa cuốn thì lại không dễ dàng chút nào nhất là với những ai lần đầu tiếp xúc với loại cửa này. Thấu hiểu vấn đề đó bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho bạn quy trình thi công và cách lắp động cơ cửa cuốn nhanh chóng và đơn giản chỉ qua vài bước.

Quy trình thi công lắp đặt cửa cuốn hiện nay.

Có thể nói trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu cửa cuốn khác nhau. Tùy thuộc vào từng loại và thương hiệu mà các dòng cửa cuốn này sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định. Tuy nhiên dù có ưu, nhược điểm ra sao thì các dòng cửa cuốn vẫn luôn tuân thủ theo 1 số bước cơ bản trong lắp đặt như sau:

Khảo sát hiện trạng công trình.

Đây là bước đầu tiên và cũng là rất quan trọng mà bất kỳ ai khi thi công lắp đặt cửa cuốn đều không thể bỏ qua. Bởi chỉ có làm chính xác khâu này bạn mới có thể dễ dàng thực hiện lắp đặt và tiến tới các khâu tiếp theo.

Hiện nay để có thể khảo sát thực trạng công trình và đưa ra kết quả phù hợp nhất bạn cần thực hiện dựa vào những thông tin và các chỉ tiêu sau:

  • Đo lại toàn bộ chi tiết chiều cao và rộng của cửa để có thể điều chỉnh và cân đối lại khoảng cách ray.
  • Xác định lại hệ thống vị trí mặt bích và lắp ray cửa cuốn sau khi đã hoàn tất các số đo chiều cao và rộng của cửa.
  • Xác định vị trí motor cửa cuốn cần đặt để đảm bảo tính thẩm mỹ và bố trí hợp lý. Tránh để motor tại các vị trí vướng hay khó quan sát mà nên để động cơ hướng nhìn theo vị trí của lô cửa để có thể thuận tiện cho việc sử dụng cũng như bảo dưỡng và sữa chữa.

Chuẩn bị mặt bích, hàn các mối để gắn lên tường.

Sau khi đã khảo sát và kiểm tra hiện trạng công trình xong bạn cần chuẩn bị mặt bích, bề mặt lắp đặt để có thể sẵn sàng gắn mặt bích lên. Cụ thể là:

  • Xác định rõ vị trí sẽ lắp mặt bích. Nếu được thì tốt nhất bạn nên để phần mặt bích nằm ngang cách trần khoảng ≥ 2,5 cm và đặc biệt 2 mặt bích phần ngang khi lắp phải đảm bảo chúng nằm trên cùng một độ cao, vuông góc với ray của cửa cuốn. Tâm của mặt bích phải tiến hành bố trí cách điểm bẻ cong ray từ 5 – 8 cm.
  • Phần mặt trong của mặt bích phải có khoảng cách đảm bảo ≤ 1cm đối với đáy ray. Khi thi công thì lên để trên mặt bích có nhiều lỗ để dễ dàng gia cố hơn khi cần thiết.

 

cách lắp động cơ cửa cuốn
cách lắp động cơ cửa cuốn

Gia cố 2 phần mặt bích lên  hai bên tường

Lưu ý: Với những việc chuẩn bị và gia cố mặt bích lên tường trên. Tùy thuộc vào sở thích hoặc hộp kỹ thuật được lựa chọn lắp phía nào mà bạn lên tiến hành lắp mặt bích chính sao cho phù hợp. Đảm bảo mặt bích có thể thực hiện được nhiệm vụ giữ trục và motor của mình.

Lắp quả lô vào trục, cách lắp động cơ cửa cuốn

Quả lô là bộ phận có hình tròn và được làm từ nhựa tổng hợp nên rất cứng. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc  kết nối cửa cuốn với trục, nó có tác dụng hạn chế được sự hỏng hóc của nan cửa cuốn trong quá trình tiếp xúc và cọ vào trục.

Tiến hành lắp đặt quả lô đúng vị trí vào trong trục, thường một bộ sẽ lắp từ 4 quả lô, tùy vào kích thước. khoảng cách lắp đặt mỗi quả lô cách nhau từ 50cm.

Chính vì thế việc lắp đặt quả lô là điều cần thiết trước khi tiến hành lắp trục hoặc thanh ray.

Đo chiều cao của cửa sau đó tiến hành lắp ray cửa.

Ray của cửa cuốn ngoài tác dụng giữ cửa và đem lại tính thẩm mỹ cao thì bên trong lòng ray còn có luồn 1 rãnh dây thép nhỏ có tác dụng kết nối với bộ phận cảnh báo sự cố.

Đảm bảo trong quá trình đóng mở hay đảo chiều gặp vật cản bộ phận này sẽ đưa ra cảnh báo cho người dùng. Đảm bảo sự an toàn và tránh hư hại khi sử dụng.

Kiểm tra các con bọ.

cách lắp động cơ cửa cuốn

Kiểm tra móc nối các con bọ với phần nan cửa

Sau khi hoàn tất việc lắp đặt ray bạn tiến hành kiểm tra lại thật kỹ con bọ. Bởi đây là bộ phận quan trọng lắp phía ngoài cùng nan cửa. Nó có khả năng kết nối các nan lại với nhau và tránh không để các nan xộc xệch.

Khi đã kiểm tra xong bạn tiến hành lắp các con bọ này đúng với yêu cầu kỹ thuật. Lưu ý khoảng cách lắp bọ là giữa các khoảng nan thoáng bạn nên để một con để có thể giúp cửa vận hành êm nhất.

Lắp đảo chiều cửa cuốn (ti đồng, đầu đồng)

Ti đồng có khả năng kết nối với bộ phận điện cửa cuốn thông qua lá đồng lắp trong ray cửa. Nó có tác dụng giúp cửa đảo chiều khi gặp vật cản.

Chính vì thế bạn phải luôn đảm bảo lắp đặt ti đồng sao cho chúng chạm đúng vào lá thép trong bộ phận ray để có thể mang lại hoạt động tốt cho cửa.

Tiến hành lắp motor lên mặt bích chính.

Motor sẽ làm quay xích trong mặt bích, mặt bích sẽ làm quay trục gia cố được gắn trên thân mình để từ đó tạo ra lực có thể kéo cửa cuốn lên hoặc xuống.

Chính vì thế trước khi lắp đặt motor bạn cần tiến hành kiểm tra lại thật kỹ hoạt động của bộ phận này xem có gặp trục trặc gì không, nhất là độ trùng của xích.

Thông thường bộ phận motor trên mặt bích thường có độ trùng xích trong khoảng từ 5 – 10 (mm).Do đó, bạn có thể căn cứ vào đây để  làm thước đo khi kiểm tra.

Tra dầu hoặc dầu mỡ bôi trơn động cơ, xử lý vật cản như cát hoặc sỏi dính vào xích gắn trên mặt bích, để xích có thể hoặt động trơn chu cũng nhưng không ra tiếng ồn.

Lắp trục cửa cuốn, cách lắp động cơ cửa cuốn

Thông thường khi thi công lắp đặt cửa cuốn bạn cần phải đảm bảo kích thước trục bằng với chiều rộng phủ bì của bộ cửa. Chiều dài phù hợp với chiều ngang của nhà. Đặc biệt hơn là cần cân đối 2 bên trục sao cho chuẩn với 2 mặt bích đã gia cố trên tường.

Khi đã đảm bảo được những điều trên bạn tiến hành bàn bát vào trục cửa cuốn. Về cơ bản thì mỗi mặt bích sẽ gồm 2 bát và trụ sắt ngắn. Vì thế khi thi công bạn phải đảm bảo bát sẽ vừa với trục của cuốn để có thể gia cố trục lên mặt bích còn lại. Phần trụ sắt ngắn sẽ có vai trò điều chỉnh kích thước để đảm bảo quá trình gia cố trục tốt hơn.

Tiến hành luồn các phần nan cửa lên trục cửa cuốn.

Phần nan đầu tiên sẽ là bộ phận dùng để kết nối và bắt vít với quả lô lắp trên trục. Chính vì thế khi tiến hành luồn phần nan cửa lên trục bạn cần hết sức lưu ý để có thể bắt vít và kết nối chuẩn. Bên cạnh đó trên mỗi quả lô thông thường đều có để mấp nối điều chỉnh cho nan. Vì thế bạn cũng cần lưu ý đến điểm này để tránh bắn nhầm.

Đối với phần nan giữa bạn tiến hành luồn các đoạn nan cửa vào. Để thực hiện tốt việc này bạn chỉ cần tháo con bọ sau đó luồn từng khe nan lại với nhau giống như đan áo là được. Khi đã luồn xong thì bạn tiến hành bắn nan trả lại là được.

Đối với đoạn cuối thì phần nan này có gắn ti động. Chính vì thế trước khi luồn bạn phải đảm bảo ti đồng phải được lắp đúng kỹ thuật. Nếu đã kiểm tra xong bạn tiến hành lắp đặt tương tự như phần nan giữa.

 Lắp chống xổ lô, cách lắp động cơ cửa cuốn

Xổ lô là bộ phận được ví như cây cầu kết nối giữa hoạt động của cửa và motor. Tức là nếu trong quá trình vận hành, cửa cuốn gặp sự cố hoặc vật cản khiến cửa bị kẹt thì xổ lô sẽ có nhiệm vụ trực tiếp ngắt điện vào vào motor để làm ngừng hoạt động, giúp nan cửa không bị hỏng hóc và hư hại.

Lắp còi cho cửa cuốn. 

 

cách lắp động cơ cửa cuốn

Đây là bước cuối cùng để hoàn tất việc thi công lắp đặt cửa cuốn. Về cơ bản bạn có thể hiểu còi là bộ phận có tác dụng thông báo và gây chú ý cho người sử dụng khi việc lên xuống của cửa cuốn gặp sự cố, để từ đó chủ nhà có phương án xử lý tình huống nhanh chóng và kịp thời.

Khi lắp còi tùy thuộc vào loại cửa và nhu cầu mà vị trí còi sẽ được đặt ở những bộ phận khác nhau.

Tiến hành lắp dây điều khiển bấm tường – cách lắp động cơ cửa cuốn

Tùy gia đình thiết kế lỗ kỹ thuật có hoặc không, bạn cần khoan 1 lỗ qua tường để luồn dây bấm tường vào trong nhà.

Dây bấm tường được thiết kế kết nối trực tiếp với motor cửa cuốn hoặc hộp nhận, vậy nên sau khi lắp xong hết tất cả các bộ phận, bất kể lắp hộp kỹ thuật lắp bên ngoài hay bên trong bạn cũng cần đưa dây bấm tường vào trong nhà để tránh trường hợp tay điều khiển cửa cuốn bị hoặc hỏng thiếu tay khi cần thiết.

Lắp lưu điện cửa cuốn

Với các khu vực thường xuyên xảy ra hiện tượng mất điện, cắt điện thì việc lắp lưu điện là ưu tiên hàng đầu để giúp bộ cửa có thể hoạt động 24/24.

Vì trọng lượng của bộ lưu điện cửa cuốn là khá lớn nên thường lưu điện sẽ được lắp ở cùng vị trí motor để đảm bảo sự chắc chắn.

Chỉnh lại hành trình

cách lắp động cơ cửa cuốn
cách lắp động cơ cửa cuốn

Sau khi hoàn thiện tất cả các bộ phận thì bạn kiểm tra lại hành trình đóng mở cửa cuốn trên motor để bộ cửa được đóng mở theo đúng kỹ thuật. Bước này rất quan trọng vậy nên kỹ thuật cần kiểm tra thật kỹ tránh động cơ chuyển động lên hoặc xuống quá sẽ gây ảnh hưởng tới bộ cửa.

Lắp hộp kỹ thuật – cách lắp động cơ cửa cuốn

cách lắp động cơ cửa cuốn

Sau khi hoàn thiện một bộ cửa cuốn xong thì còn khá bừa bộn do để lộ ra phần cuộn nan cửa cũng như motor ra ngoài, nên bạn cần lắp thêm hộp kỹ thuật để giúp thẩm mỹ cho ngôi nhà, trong trường hợp nếu bộ cửa cuốn của bạn được lắp ra bên ngoài thì cần phải lắp hộp kỹ thuật ngay để bảo vệ động cơ cửa cuốn tránh bị mất trộm cũng như thời tiết có thể ảnh hưởng tới hệ thống điện.

Còn trong trường hợp bộ cửa nhà bạn được lắp bên trong nhà tùy theo nhu cầu gia đình có thể lắp hộp kỹ thuật để làm đẹp thêm cho ngôi nhà, một vài trường hợp không cần lắp cũng được nếu như vị trí cửa cuốn thuộc khu vực để xe hoặc nhà kho. .. những nơi gia đình không thường hay sử dụng.

Kiểm tra tổng thể

Sau khi hoàn thiện xong bộ cửa, bước cuối là bạn cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống cửa sau lắp đặt:

  • Kiểm tra 2 tay điều khiển

  • Kiểm tra dây bấm điều khiển tường

  • Kiểm tra hệ thống đảo chiều khi gặp vật cản

  • Kiểm tra độ êm của cửa khi lên hoặc xuống

  • Kiểm tra các lên xuống giữa các thanh nan

Quy ước màu dây điện của motor cửa cuốn – cách lắp động cơ cửa cuốn

  • 2 dây đen : nguồn 220v
  • dây vàng : out cửa đi xuống
  • dây đỏ đầu vào input
  • dây trắng là dây out của đi lên
  • xanh lá cây là out put

Nguyên lý chiều mở cửa đi lên của mô tơ cửa cuốn:

  • Khi bấm nút điều khiển cửa đi lên, mô tơ sẽ quay theo chiều quay của thân cửa
  • Khi đi hết 1 hành trình cửa cuốn, cửa tự động dừng lại ở vị trí đã cài đặt
  • Trong quá trình cửa cuốn đi lần, người sử dụng muốn dừng lại ở 1 điểm bất kì thì bấm nút STOP ở điều khiển cửa cuốn.
  • Cửa đi lên thì mạch điện chiều đi xuống không thông mạch
  • Mạch điện điều khiển mô tơ cửa cuốn:

Khi hoàn thiện quy trình đấu điện cho mô tơ cửa cuốn, cần test hoạt động của mô tơ và cả bộ cửa, nhận là tính năng đóng/mở và đảo chiều khi gặp vật cản (nếu có). Đề phòng trường hợp mô tơ nhận tín hiệu kém từ hộp điều khiển cửa cuốn. Nếu gặp trục trặc, cần làm lại quy trình từ đầu để đảm bảo sử dụng cửa cuốn an toàn.

Từ khóa:

  • Cách lắp mặt bích cửa cuốn
  • Cách lắp cửa cuốn không motor
  • Cách lắp cửa cuốn Đài Loan
  • Cách đặt ray cửa cuốn
  • Cách lắp cửa cuốn motor
  • Cách xây tường để chờ lắp đặt cửa cuốn
  • Cách ráp cửa cuốn Đức
  • Sơ đồ lắp đặt cửa cuốn

Nội dung liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *