Bình lưu điện là phụ kiện cực kì cần thiết trong sử dụng cửa cuốn tự động. Tuy nhiên, có thể trong quá trình vận hành khi mất điện mà bình lưu điện bị hỏng sẽ khiến việc vận hành của cửa cuốn bị gián đoạn. Để sử dụng tốt chức năng của bình lưu điện thì bạn nên biết cách sử dụng và cách sửa chữa bình lưu điện cửa cuốn giúp tăng tuổi thọ của bình lưu điện mà Happyhome chia sẻ ở dưới đây.
1. Bình lưu điện cửa cuốn là gì? sửa chữa bình lưu điện cửa cuốn
Bình lưu điện cửa cuốn là một thiết bị chuyên dùng, có chức năng lưu trữ và truyền tải điện năng cho motor cửa cuốn chuyển động đóng/mở bình thường trong thời gian nguồn điện lưới nhà bạn gặp trục trặc.
Trong quá trình vận hành, Motor được hoạt động bởi nguồn điện, tuy nhiên chẳng may khi điện mất thì nếu không có bình lưu điện hỗ trợ, vận hành cửa sẽ bị gián đoạn. Khi nguồn điện tụt xuống dưới 175V thì nguồn điện cung cấp cho cửa hoạt động được lấy từ Bình lưu điện. Và khi có nguồn điện trở lại thì Acquy của bình lưu điện được sạc điện dự trữ.
2. Cách sử dụng bình lưu điện đúng cách, sửa chữa bình lưu điện cửa cuốn
2.1. Lưu ý khi sử dụng bình lưu điện
- Với các thiết bị lưu điện thường được lắp đặt ở vị trí thoáng mát gần với cửa cuốn, được thiết kế với 2 chế độ:
- Chạy liên tục khi có điện.
- Chạy với nguồn điện dự trữ trong bình ắc quy khi nguồn điện lưới bị cắt.
- Có thể chuyển chế độ bằng cách là gạt công tắc chìm ở bên trái của UPS. Khi cắm điện mọi hoạt động của bộ lưu điện là hoàn toàn tự động. Điện sẽ được nạp đầy vào trong bình ắc quy.
- Khi nguồn điện lưới bị ngắt, bộ lưu điện sẽ tự động chuyển mạch và cung cấp nguồn điện dự trữ từ ắc quy cho motor cửa cuốn giúp cửa cuốn vẫn làm việc được bình thường.
- Sau khoảng 3 tháng sử dụng thì mọi người nên để bộ lưu điện chạy ở chế độ không phải trực tiếp ở nguồn điện 1 lần, để cho USP tự xả hết khoảng 50% dung lượng của ắc quy. Bạn có thể làm công việc này vào buổi tối không ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình. Sau đó cắm nạp điện đầy trong khoảng 8 tiếng.
- Tắt bộ lưu điện khi không có nhu cầu sử dụng là điều bạn cần làm. Giúp tránh hao tốn điện năng không cần thiết.
- Vào cuối ngày làm việc bạn cũng nên tắt bộ lưu điện và nhanh chóng rút khỏi nguồn điện
- Tắt nhanh bộ lưu điện cửa cuốn khi không có nhu cầu sử dụng vào đêm khuya. Để không phải sửa lưu điện cửa cuốn liên tục.
Để không phải sửa lưu điện cửa cuốn bạn cũng cần sử dụng thiết bị đúng tải, đúng công suất. Việc sử dụng tốt không chỉ làm nâng cao tuổi thọ của bộ lưu điện. Đảm bảo được Cửa cuốn luôn hoạt động tốt và nâng cao được tuổi thọ của mô tơ cửa cuốn.
2.2. Cách nạp và xả bình lưu điện
- Nên để bình lưu điện ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Để nạp điện đúng cách thì bạn nên tháo bình xuống
- Không được để cạn điện rồi mới sạc, cần phải sạc đúng điện áp do nhà sản xuất đưa ra.
- Nếu cửa vừa hoạt động xong thì bạn không nên nạp điện ngay bởi lúc đó UPS vẫn còn rất nóng dễ gây ra chai bình.
Việc nạp điện nhưng không xả điện sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng bị chai Ắc quy. Chính vì lẽ đó mà bạn nên xả điện khoảng hai lần một tháng – đây là tần suất xả tốt nhất.
- Nên xả điện từ bộ lưu điện cửa cuốn vào thời gian có điện hoặc vào những lúc ban đêm.
- Để xả điện bạn chỉ cần ngắt nguồn đầu vào của bộ lưu điện cửa cuốn sau đó bạn cho cửa vận hành. Bạn chỉ cho cửa đóng – mở đến khi thấy cửa chạy chậm lại rồi dừng lại ngay.
- Để sau khoảng 2 tiếng cho bình nguội rồi mới cấp lại nguồn cho UPS.
3. Sự cố thường gặp Và cách sửa chữa bình lưu điện cửa cuốn
3.1. Dấu hiệu nhận biết bình lưu điện có vấn đề, sửa chữa bình lưu điện cửa cuốn
- Bình lưu điện cửa cuốn không lưu điện
- Bình lưu điện cửa cuốn không chạy
- Bộ tích điện cửa cuốn kêu liên tiếp
- Bộ tích điện cửa cuốn không vào điện
- UPS không lên nguồn
- Bộ tích điện cửa cuốn không nhận điện từ máy phát
3.2. Các lỗi và cách sửa bình lưu điện cửa cuốn
a. Ắc quy bị hư hỏng
Dấu hiệu:
- UPS kêu tít tít
- Bộ lưu điện bật không lên nguồn. Có nghĩa là khi bật UPS nhưng không lên
- Sạc UPS không vào điện…
- UPS APC báo đèn đỏ
Nguyên nhân khiến ắc quy hỏng:
- Thời gian sử dụng ắc quy đã hết. Có nghĩa là số lần nạp xả trong quá trình sử dụng đã đạt đến hạn mức quy định. Thông thường thì sẽ là 3 đến 5 năm.
- Đặt bộ lưu điện trong môi trường không đúng. Bao gồm môi trường có nhiệt độ cao, có hoá chất gây ăn mòn.
- Việc nạp điện không đúng trong quá trình sử dụng. Nạp điện quá lâu hoặc là nạp quá dòng điện đối với Ắc quy.
Lưu ý khi muốn ắc quy có độ bền cao:
- Với mỗi UPS sẽ có ắc quy khác nhau, mức độ sử dụng điện khác nhau. Vì vậy, cần tuân thủ đúng với hướng dẫn sử dụng kèm theo.
- Khi không sử dụng điện nữa, thì nên tắt UPS đi. Thường là vào mỗi cuối ngày.
- Đặt bộ lưu điện ở vị trí phù hợp. Vị trí cần thoáng mát, tốt nhất là ở nhiệt độ 25 độ C.
- Theo định kỳ, cần xả điện cho UPS. Thường thì là 1 tháng 1 lần bằng cách cho UPS chạy ắc quy.
Cách khắc phục:
Đối với bộ lưu điện bị hỏng do ắc quy hỏng thì cách khắc phục tốt nhất đó là thay bình ắc quy cho bộ lưu điện. Với các loại ắc quy đã sử dụng trên 2 năm thì việc sửa chữa sẽ không hiệu quả. Nó sẽ bị hư hỏng lại rất nhanh.
b. Hư hỏng bo mạch UPS
Dấu hiệu:
- Khi bị lỗi này, bộ lưu điện sẽ kêu liên tục kèm với LED bị đỏ sáng (với những UPS có Panel hiển thị bằng LED) hoặc đèn LCD báo lỗi kèm theo mã lỗi.
- Khi sạc UPS thì không vào điện. Khi cắm điện vào nhưng UPS vẫn kêu.
- Ngoài ra còn có dấu hiệu nữa là UPS mở lên rồi và tắt luôn.
Nguyên nhân:
- UPS bị bẩn, quá bụi, nhiều bụi bám vào. Hoặc có thể để côn trùng bị chui vào.
- Sử dụng UPS quá công suất trong một thời gian quá dài.
- Đặt UPS trong môi trường không phù hợp. Có thể là ẩm ướt, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, có hoá chất ăn mòn.
Để tránh bo mạch, bộ lưu điện bị hỏng chúng ta nên thực hiện các vấn đề sau đây:
- Sử dụng công suất đúng với hướng dẫn của loại bộ lưu điện. Tốt nhất, để UPS có tuổi thọ tốt nhất, chúng ta chỉ nên sử dụng khoảng 80% công suất của UPS.
- Đặt bộ lưu điện ở vị trí phù hợp: khô ráo, thoáng mát.
- Vệ sinh UPS thường xuyên, lau chùi sạch sẽ.
Cách khắc phục:
- Cách để khắc phục trong tình trạng bo mạch hư hỏng đó là sửa lại. Hoặc là thay thế nguyên bo.
- Trong trường hợp này, bạn nên liên hệ với công ty cung cấp dịch vụ sửa chữa UPS. Họ sẽ kiểm tra và đưa ra phương pháp xử lý phù hợp nhất.
c. UPS không lưu điện
Dấu hiệu:
Khi điện lưới bị ngắt hoặc có các sự cố xảy ra, bộ lưu điện bị tắt luôn. Hoặc UPS vẫn chạy nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn và tắt luôn đi. Như vậy thì khi điện lưới bị ngắt, UPS không hoạt động => Những thiết bị dùng UPS cũng bị tắt theo. Ở đây có nghĩa là UPS không có tác dụng.
Những nguyên nhân khiến UPS không lưu điện:
- Ắc quy bị chai, bị phồng lên. Dung lượng điện lưu bị yếu do thời gian sử dụng đã rất lâu.
- Bộ sạc của UPS bị hư hỏng khiến cho ắc quy không thể sạc được đủ điện.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra nguyên nhân khiến UPS không lưu điện.
- Thay ắc quy mới, kiểm tra bộ sạc nếu như nó bị hỏng.
d. Hỏng cầu chì
Mạch xạc hay còn gọi là máy biến thế xung chuyển dòng điện từ 220v xuống còn 24v để nạp ắc qui. về bản chất là cấu tạo của một máy biến áp xung.
Các lỗi thường hỏng máy biến áp xung :
- Hỏng diot nắn cầu nắn dòng điện
- Hỏng ic dao động
- Hỏng transitor công suất
Nguyên nhân:
- Phần lớn là do sử dụng quá tải, hoặc trong quá trình sản xuất lắp ráp một số loại linh kiện kém chất lượng.
- Vì khí hậu nước ta là khí hậu nóng âm cho nên độ bền link kiện điện tử kém
e. Hỏng Rơ Le
Rơ le làm vai trò đóng cắt chuyển mạch điện đóng điện lưới thì đồng thời cắt điện kích 24v- 220v của ắc qui. Hiểu như thế này khi ta cắm điện lưu điện vào điện lưới thì đầu ra của lưu điện sử dụng điện lưới nếu khi rút điện lưới ra thì lưu điện tự động đóng mạch sử dụng điện trong ắc quy được kích lên.
Từ khóa:
- Giá bình lưu điện cửa cuốn
- Thay bình ắc quy cho bộ lưu điện cửa cuốn
- Sửa lưu điện cửa cuốn
- Sửa UPS cửa cuốn
- Giá thay ắc quy cửa cuốn
- Bộ lưu điện cửa cuốn cũ
- Lưu điện cửa cuốn tự xả
- Bộ lưu điện cho cửa cuốn loại nào tốt
Nội dung liên quan: