Trong quá trình đi tư vấn, lắp đặt, và sửa chữa cửa cuốn, không ít lần tôi gặp phải những bộ cửa cuốn lắp đặt thiếu thiết bị an toàn hoặc lắp đặt không đúng quy cách gây nên những sự cố đáng tiếc khi sử dụng cửa cuốn. Việc này sẽ không ảnh hưởng ngay tới việc sử dụng cửa cuốn. Nhưng về lâu dài rất có thể sẽ gây hỏng hóc cửa cuốn hoặc nguy hiểm hơn là gây mất an toàn cho các thành viên trong gia đình. Trong bài viết này, tôi sẽ gửi tới bạn cấu tạo chi tiết lắp cửa cuốn khe thoáng, cũng như những chi tiết không thể bỏ qua khi lắp đặt cửa cuốn. Để đảm bảo cửa cuốn nhà bạn được vận hành 1 cách êm ái nhẹ nhàng và tuyệt đối an toàn.
Cấu tạo cửa cuốn nan nhôm – chi tiết lắp cửa cuốn
Về cơ bản, các bộ cửa cuốn khe thoáng nan nhôm trên thị trường đều có cấu tạo chung bao gồm các cụm chi tiết:
Nan cửa cuốn: bao gồm nan cửa, trục, ray, khung kỹ thuật (tùy từng mẫu nan cửa)
Lưu điện cửa cuốn: là thiết bị dùng để cấp điện cho cửa cuốn khi điện lưới bị mất.
Nan cửa cuốn khe thoáng
Nan cửa cuốn khe thoáng được làm từ hợp kim nhôm 6063-T5 có cấu tạo 2 lớp, ở giữa có các gân găng cứng và các lỗ vít để liên kết bọ nhựa.
Đỉnh nan cửa cuốn có cấu tạo dạng móc tròn, có thể có rãnh để gắn gioăng nỉ giảm chấn, phần chân nan cửa cuốn cũng có cấu tạo dạng móc tròn để liên kết với đỉnh nan.
Cấu tạo nan cửa cuốn
Trong bộ nan cửa cuốn khe thoáng bao gồm nhiều chi tiết liên kết với nhau tạo nên bộ nan cửa hoàn chỉnh:
Nan đỉnh: nan đỉnh có tác dụng liên kết giữa lô nhựa và nan chính. Nan đỉnh với lô nhựa có thiết kế hình chữ G liên kết với nhau đảm bảo lô cuốn tròn đều, không bị kênh.
Nan chính: là phần tạo nên bề mặt cửa cuốn. Giữa các đầu nan có các bọ nhựa giúp nan cửa không bị xô sang 2 bên
Nan đáy (hay còn gọi là thanh đáy): là 1 cụm chi tiết có tác dụng lắp đặt thiết bị tự dừng khi gặp vật cản.
Bọ nhựa liên kết: là phụ kiện gắn ở đầu các nan cửa cuốn, có tác dụng không cho các nan cửa cuốn xô ngang trong quá trình cửa lên xuống. Mỗi loại nan cửa khác nhau sẽ có những loại bọ nhựa khác nhau phù hợp với số vít và khoảng cách giữa các gân tăng cứng.
Cấu tạo ray cửa cuốn Austdoor – chi tiết lắp cửa cuốn
Trên thị trường hiện nay đa phần các hãng cửa cuốn đều sử dụng ray nhôm U76. Đây là loại ray thông dụng với kích thước như sau:
Ray cửa cuốn khe thoáng nan nhôm Austdoor chính hãng có nhiều kích thước khác nhau, phụ thuộc vào độ rộng, diện tích và không gian lắp đặt cửa cuốn: Ray U76; Ray U85; Ray U105… Thông dụng nhất của ray cửa cuốn Austdoor (https://dailycuacuon.com.vn/) là ray U85iNS
Ray cửa cuốn có tác dụng dẫn hướng cho cửa chạy lên xuống, không cho nan cửa cuốn xô ngang qua 2 bên
Cấu tạo chung của ray cửa cuốn Austdoor bao gồm:
Phần ray chính: được làm bằng hợp kim nhôm 6063, có cấu tạo đặc biệt để gắn các phụ kiện đi kèm để đảm bảo cửa cuốn lên xuống được êm ái và an toàn.
Nẹp nhựa chống xô: là phần nhựa được gắn với ray cửa, cấu tạo có rãnh để luồn lá inox vào giữa vừa có tác dụng cố định lá inox vừa có tác dụng cách điện cho lá inox và ray nhôm
Lá Inox: là 1 bộ phận quan trọng không thể thiết đối với hệ thống tự dừng khi gặp vật cản. Nó có tác dụng làm dây tiếp mát, và được nối với nhau giữa 2 thanh ray.
Nẹp nhựa giảm ồn (có thể bằng nhựa hoặc bằng gioăng nỉ): có tác dụng hạn chế sự tiếp xúc và ma sát giữa nan cửa và ray khi lên xuống.
Cấu tạo trục cửa cuốn
Trục cửa cuốn là bộ phận giúp cuốn toàn bộ nan cửa cuốn thanh một hình trụ tròn. Trục cửa cuốn cũng có nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào độ rộng và chiều cao cửa: trục mạ kẽm Ø114×2.5; trục Ø168×3.96 …
Cấu tạo chung của trục cửa cuốn:
Trục chính: làm bằng thép mạ kẽm hoặc thép đen, chịu lực xoắn của motor và động võng của nan cửa.
Puly nhựa: là bộ phận trung gian liên kết giữa trục và nan cửa cuốn; có cấu tạo giống hình chữ G để đảm bảo các nan cửa cuốn được cuộn tròn mà không bị gãy móc nan.
Motor cửa cuốn khe thoáng – chi tiết lắp cửa cuốn
Motor cửa cuốn hay còn gọi là động cơ hay bộ tời cửa cuốn, là một bộ phận rất quan trọng trong một bộ cửa cuốn, nó được ví như trái tim của bộ cửa cuốn. Motor cửa cuốn có khả năng đảo chiều quay, giúp cửa cuốn kéo lên hoặc hạ xuống một cách dễ dàng.
Trên thị trường cửa cuốn tại Hà Nội có rất nhiều dòng motor cửa cuốn khác nhau, đến từ các thương hiệu và xuất xứ khác nhau. Vì vậy mà chất lượng bộ tời cửa cuốn trên thị trường cửa cuốn Hà Nội cũng khác nhau.
Ở đây chúng ta sẽ không đi chi tiết vào cấu tạo của motor cửa cuốn, vì nó phức tạp và đi sâu vào chuyên môn. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem một bộ motor cửa cuốn đồng bộ sẽ bao gồm những gì:
Thân motor: Thân motor là bộ phận quan trọng nhất, trên thân motor có bộ hành trình lên xuống, dây xích kéo tay
Cụm hành trình motor cửa cuốn Austdoor:
Bộ mặt bích: mặt bích motor gồm 2 nửa là mặt bích chính và mặt bích phụ. Trên mặt bích chính có đĩa xích, xích và nhông xích để truyền động từ motor đến trục cửa cuốn. Mặt bích phụ có vòng bi đỡ trục.
Mặt bích chính cửa cuốn có gắn motor
Mặt bích phụ cửa cuốn
Tay bấm tường có dây: dùng để điều khiển cửa cuốn lên xuống bằng tín hiệu điện
Rơ le chống xổ lô: là thiết bị an toàn dành cho cửa cuốn. Thiết bị này có vai trò rất quan trọng để bảo vệ cửa cuốn khi hệ thống tự dừng khi gặp vật cản không hoạt động.
Hộp nhận tín hiệu: hộp nhận này có chức năng truyền tín hiệu từ tay điều khiển tới motor để vận hành cửa cuốn lên xuống
Tay điều khiển cửa cuốn: là tay điều khiển từ xa để điều khiển cửa cuốn.
Bộ ty đồng chống xô: đây là chi tiết có chức năng nhận tín hiệu khi cửa cuốn gặp vật cản thì bộ cửa sẽ từ dừng lại hoặc đảo chiều đi lên. Bộ ty đồng này lúc nào cũng đi đồng bộ theo cửa mà không hề bị tính thêm phụ phí
Lưu điện cửa cuốn
Lưu điện cửa cuốn hay còn gọi là bình tích điện là bộ phận giúp cửa cuốn có thể hoạt động được khi mất điện mà không phải kéo xích.
Khi có điện, lưu điện sẽ được kết nối trực tiếp với điện lưới và bình cửa cuốn sẽ được sạc đầy. Khi lưu điện được sạc đầy, nó sẽ chuyển đổi mạch để cửa cuốn sử dụng trực tiếp điện lưới chứ không dùng điện của bình. Điều này sẽ giúp tăng tuổi thọ cửa bình ắc quy, tránh trường hợp lưu điện vừa sạc vừa dùng dẫn đến nhanh bị chai ắc quy.
Khi mất điện, lưu điện sẽ phát huy tác dụng của mình bằng cách lấy điện đã tích từ trước để sử dụng cho cửa cuốn.
Lưu điện trên thị trường có 2 loại chính dựa vào lưu lượng điện tích tụ:
Dòng lưu điện có thời gian lưu 48 giờ, dùng cho cửa cuốn có motor <500kg
Dòng lưu điện có thời gian lưu 72 giờ, dùng cho cửa cuốn có motor > 500kg
Từ khóa:
- Lắp cửa cuốn kéo tay
- Sơ đồ lắp đặt cửa cuốn
- Cách lắp cửa cuốn lò xo
- Cách ráp cửa cuốn Đức
- Cách xây tường để chờ lắp đặt cửa cuốn
- Cách lắp cửa cuốn có mô to
- Lắp đặt cửa cuốn giá rẻ
- Cách lắp cửa cuốn không motor
Nội dung liên quan: