Bộ điều khiển cửa cuốn là một trong những phụ kiện dễ dàng lắp đặt mà bạn có thể tự mình làm tại nhà. Vậy cách lắp bộ điều khiển cửa cuốn như thế nào? Bài viết dưới đây của Happyhome sẽ hướng dẫn bạn lắp đặt đơn giản và đúng kỹ thuật nhất.
Cách lắp bộ điều khiển cửa cuốn, đấu điện
1. Cách lắp bộ điều khiển cửa cuốn nguyên bản
Trường hợp này nghĩa là bạn sẽ lắp đặt nguyên như thế mà không cần đấu nối dây nguồn. Sau khi nhận sản phẩm bộ điều khiển cửa cuốn; bạn kiểm tra xem có đầy đủ hộp tín hiệu, remote và dây cáp chính hãng không.
1.1. Xóa và nạp mã điều khiển
Trước khi lắp đặt thì bạn cần phải xóa và nạp mã điều khiển như sau:
a. Xóa và nạp mã điều khiển mã nhảy
Đây là việc làm cần thiết để nạp mã điều khiển mới. Không nên dùng mã điều khiển có sẵn trong hộp điều khiển vì thiếu bảo mật. Với bộ điều khiển mã nhảy, bạn mở hộp điều khiển và nhấn nút programe cho đèn sáng nhấp nháy. Ngay sau đó nhấn nút Stop trên remote, hoặc nút lên/xuống/khóa tùy loại remote.
b. Xóa và nạp mã điều khiển mã gạt
Với bộ điều khiển mã gạt, bạn tiến hành cài đặt mã mới bằng cách mở vỏ hộp điều khiển. Tìm đến hệ thống công tắc gạt, tiến hành gạt công tắc theo thứ tự bất kỳ. Mở vỏ remote điều khiển, gạt các công tắc trên remote theo thứ tự chuẩn như trên hộp điều khiển. Chỉ 1 phút là bạn đã nạp mã thành công.
1.2. Cách lắp bộ điều khiển cửa cuốn
Hãy test thử hộp điều khiển và remote trước khi lắp đặt; nếu chưa điều khiển được thì bạn cài đặt lại. Chọn vị trí thoáng và gần mô tơ cửa cuốn để đặt. Có thể khoan gắn giá đỡ để treo hộp điều khiển; hoặc đặt hộp điều khiển ở vị trí cố định nào đó. Lấy dây nguồn ra, cắm một đầu vào hộp điều khiển, một đầu vào mô tơ cửa cuốn.
Để dễ hình dung hơn, bạn có thể theo dõi video hướng dẫn lắp đặt dưới đây nhé:
Lưu ý là thao tác sao cho các đầu dây cáp vào đúng vị trí; không để ăng-ten của hộp điều khiển ở góc khuất, không phủ đồ vật khác che kín ăng-ten. Sau khi đã nối dây xong thì bạn thử điều khiển cửa cuốn. Cửa cuốn sẽ lên/xuống hoặc dừng theo các nút bấm trên remote.
2. Cách đấu nối thay thế bộ điều khiển cửa cuốn
Bạn hoàn toàn có thể thay thế bộ điều khiển khác model chỉ với việc đấu nối dây. Cách lắp đặt bộ điều khiển cửa cuốn này áp dụng khi bạn đang sử dụng một bộ điều khiển A; nhưng muốn chuyển sang dùng bộ điều khiển B. Ví dụ cụ thể về đấu nối bộ điều khiển CH sang bộ điều khiển YS-168 như sau.
- Bước 1: Cắt bỏ khoảng 10cm đoạn đầu của dây nguồn bộ điều khiển YS-168. Tiếp tục cắt bỏ khoảng 2-3cm vỏ ngoài của từng dây nguồn.
- Bước 2: Cắt bỏ khoảng 10cm đoạn đầu của dây nguồn bộ điều khiển CH. Tiếp tục cắt bỏ khoảng 2-3cm vỏ ngoài của từng dây nguồn.
- Bước 3: Lần lượt nối các dây nguồn theo đúng màu sắc. Dùng băng dính đen để quấn kín lại từng vị trí đấu nối. Sau khi quấn xong các dây, tiếp tục quấn băng dính đen để cố định các dây nguồn.
- Bước 4: Tiến hành lắp đặt như quy trình đã hướng dẫn cho bộ nguyên bản.
3. Cách lắp bộ điều khiển cửa cuốn nào tốt và bền nhất?
3.1. Với bộ điều khiển mã nhảy
Ưu điểm:
- Chống sao chép hay dò mã khóa
- Tự thay đổi mã và xóa mã ngay sau khi bạn bấm phím sử dụng
- Thiết kế tinh tế, nhỏ gọn và đẹp mắt
- Chống nước tốt
#8 Bộ điều khiển mã nhảy tốt nhất hiện nay:
- Bộ điều khiển Austdoor – Smatdoor
- Bộ điều khiển Alibaba, H101
- Bộ điều khiển BosSdoor
- Bộ điều khiển CHS89, CHF9, HS, ENGIES
- Bộ điều khiển HDO, HD09
- Bộ điều khiển YHA1 – yh1B2
- Bộ điều khiển Netdoor, Erodoor, Audidoor, Flux
- Bộ điều khiển Audioor
3.2. Với bộ điều khiển mã gạt
Ưu điểm:
- Sử dụng mã gạt với 8 hàng mã, dễ dàng cài đặt mã mà không cần quá nhiều hướng dẫn.
- Được sử dụng nhiều nhất hiện nay và có giá thành rất hợp lý
- Phong phú, đa dạng về chủng loại và rất dễ mua
#6 Bộ điều khiển tay gạt tốt nhất hiện nay:
- Bộ điều khiển Hidoor 2200
- Bộ điều khiển YS168L
- Bộ điều khiển FAAC
- Bộ điều khiển Tecdoor
- Bộ điều khiển Netdoor, Audidoor
- Bộ điều khiển Newstar, GP, Kalât, JG303
Phân loại bộ điều khiển cửa cuốn trên thị trường hiện nay
- Bộ điều khiển mã cố định (mã gạt) sử dụng cho động cơ AC 220V
- Bộ điều khiển mã nhảy sử dụng cho động cơ AC 220V
- Bộ điều khiển sử dụng motor ống ( kiểu ống )
- Bộ điều khiển sử dụng động cơ DC 24V
BỘ ĐIỀU KHIỂN SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ MÃ SỐ CỐ ĐỊNH (MÃ GẠT)
Đây là loại điều khiển từ xa dành cho cửa cuốn có sóng điện từ gắn trên cửa cuốn được giữ cố định và không thay đổi được. Do vậy, khi sử dụng thiết bị này bạn không nên tùy tiện giao điều khiển cho những người mà bạn không tin cậy do việc sao chép mã số rất đơn giản, kém bảo mật. Dòng sản phẩm điều khiển mã gạt này khá phổ thông và được sử dụng nhiều ở các cửa cuốn hiện nay. Mã số sóng được thể hiện ngay trên hộp nhận tín hiệu, bạn chỉ cần mở nắp điều khiển gạt mã số là sẽ nhìn thấy mã số sóng.
BỘ ĐIỀU KHIỂN SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ MÃ SỐ NHẢY
Bộ điều khiển cửa cuốn mã nhảy (Rolling Code) được sử dụng phổ biến trong các cửa cuốn thế hệ mới của các hãng như Ausdoor, Masterdoor,…với tần số sóng điện từ ngắn và hệ thống tín hiệu tự động thay đổi mỗi khi cài hoặc cài lại điều khiển. Đây là sản phẩm chống sao chép có tính bảo mật cao và được khuyên dùng, sử dụng cơ chế cài đặt nạp tay khóa điều khiển trên hộp điều khiển.
Nên lựa chọn tay điều khiển cửa cuốn mã nhảy hay mã cố định?
Phần lớn các gia đình, doanh nghiệp hiện nay sử dụng một lớp cửa cuốn điện để bảo vệ tài sản mà không có lớp cửa bảo vệ thứ hai (như cửa gỗ, cửa sắt). Sự chủ quan này tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ gian dễ dàng đột nhập dẫn tới hàng trăm vụ mất cắp tài sản diễn ra mỗi năm với giá trị thiệt hại hàng tỷ đồng. Một phần do gia chủ không đầu tư “đến nơi đến chốn”, một phần do các đơn vị đại lý cung cấp cửa cuốn khi thực hiện lắp đặt đã không tư vấn kĩ cho người sử dụng nên người sử dụng thiếu thông tin cần thiết về thiết bị này.
Cửa cuốn thường được chia làm 03 phần chính như sau :
Nan Cửa Cuốn | Motor cửa cuốn | Hộp điều khiển cửa cuốn |
Một cách giải thích cho người tiêu dung hình dung được cấu tạo của cửa cuốn đơn giản nhất là : Bạn hãy hình dung cửa cuốn như cơ thể 1 con người.
Phần 1 :“Nan cửa cuốn ” được ví như “Phần thân của người” giúp bảo vệ của cải ,vật chất ,con người bên trong.
Phần 2 : “Mô tơ cửa cuốn” được ví như “Tay và Chân” chính là bộ phận giúp nâng đỡ và di chuyển phần “Nan cửa cuốn”
Phần 3 : “Hộp Điều Khiển Cửa Cuốn ” được ví như “Bộ Não” có thể nói đây là phần quan trọng nhất phát tín hiệu giúp vận hành tất cả các phần còn lại của cửa cuốn.
Một số chú ý trong quá trình sử dụng, lắp đặt bộ điều khiển cửa cuốn
Nhằm hạn chế việc mất mát đáng tiếc xảy ra cũng như bảo đảm an toàn cho gia đình mình thì bạn đọc nên tham khảo một số sự góp ý sau:
Buổi tối trước khi đi ngủ bạn nên bấm nút khóa điều khiển âm tường trên thiết bị, đề phòng kẻ gian biết mã số điều khiển để đột nhập vào nhà.
Trong lúc đi ngủ, bạn không nên để điều khiển bên trong người.
Khi bạn sử dụng điều khiển từ xa cần lưu ý: bạn phải đứng thật gần để điều khiển, nếu thấy đèn báo không đều lúc đó điều khiển từ xa của bạn sắp hết pin.
Khi mất điều khiển từ xa bạn nên đến các cửa hàng để mua điều khiển từ xa hoặc dùng những chiếc điều khiển từ xa cùng loại, trùng khớp đổi lại mã số là được.
Nếu bạn đang sở hữu một hệ thống cửa với bộ điều khiển điện tử mã số gạt (độ an toàn không cao), bạn hoàn toàn có thể đổi sang sử dụng bộ điều khiển (bộ nhận tín hiệu và Remote) mã số nhảy để tăng tối đa tính bảo mật cũng như sự an toàn cho ngôi nhà của bạn.
Nhằm giúp bạn đọc cảnh giác hơn trong việc sử dụng bộ điều khiển cửa cuốn, chúng tôi xin thông qua đoạn phân tích về cách thức kẻ gian thường sử dụng để phá mã cửa cuốn của gia đình bạn.
Quý khách vui lòng để lại thông tin, số điện thoại (nên có) để nhận tư vấn miễn phí! Chúng tôi sẽ gọi lại trong vòng 24 – 48 giờ. Mọi thông tin đóng góp, ý kiến cải thiện vui lòng gọi nhanh qua số Hotline để được hỗ trợ nhanh nhất!
Số điện thoại: 091 481 2356
Địa chỉ: 117 Tô Hiệu, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú, Tp.HCM
Từ khóa:
- Thay hộp điều khiển cửa cuốn
- Cấu tạo hộp điều khiển cửa cuốn
- Hộp điều khiển cửa cuốn
- Khóa điều khiển cửa cuốn
- Sơ đồ đấu dây motor cửa cuốn
- Cách đấu tự dừng cửa cuốn
- Đấu bộ điều khiển cửa cuốn
- Bộ điều khiển cửa cuốn
Nội dung liên quan: