Thông tin chi tiết về inox 201 bao gồm gì?
Inox 201 là gì?
Inox 201 thực chất, đây là một loại inox được sản xuất nhằm giải quyết tình trạng tăng giá của nguyên liệu niken – nguyên tố chính cấu thành & quyết định những tính chất đặc thù của thép không gỉ. Mặc dù vậy, do sở hữu mức giá khá thấp nhưng chất lượng vẫn được ổn định là lý do giúp loại inox này hấp dẫn người tiêu dùng & chiếm được nhiều thị trường trong ngành vật liệu hiện nay.
Loại 201 có thể thay thế cho loại 301 trong nhiều ứng dụng, nhưng ít chịu ăn mònhơn so với đối tác của nó, đặc biệt trong môi trường hóa học.
Được nung, không có tính từ nhưng có thể trở thành từ tính bằng cách làm lạnh . Hàm lượng nitơ lớn hơn trong loại 201 cung cấp độ bền và độ cứng cao hơn loại inox 304, đặc biệt ở nhiệt độ thấp.
Loại inox này không được làm cứng bằng cách xử lý nhiệt và được ủ ở nhiệt độ 1850-1950 ° F (1010-1066 ° C), tiếp theo là làm nguội nước hoặc làm mát không khí nhanh.
Loại sản phẩm inox 201 được sử dụng để sản xuất hàng loạt thiết bị gia dụng, bao gồm bồn rửa, dụng cụ nấu ăn, máy giặt, cửa sổ và cửa ra vào. Nó cũng được sử dụng trong trang trí ô tô, kiến trúc trang trí, xe ô tô đường sắt, xe kéo, và kẹp. Không nên dùng cho các ứng dụng ngoài trời kết cấu vì tính dễ bị ăn mòn và rạn nứt.
So sánh inox 201 và inox thường
Dưới đây là một số tính chất giúp phân biệt giữa thép không gỉ 201 & các loại inox thường khác, hi vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp quý khách lựa chọn được loại inox phù hợp với nhu cầu sử dụng của chính mình:
1. Giá inox 201
Được làm từ nguyên liệu thô nhiều hơn & dùng Mangan thay thế cho niken nên giá thành thép không gỉ 201 thấp hơn nhiều so với các loại inox 304 hay 403. Cũng chính vì vậy mà loại inox này là lựa chọn tuyệt vời để sản xuất những mặt hàng phổ biến như dụng cụ nhà bếp, hàng tiêu dùng,…
Về thành phần, trong inox chứa hơn 11% chrom giúp chống ăn mòn tốt & cho khả năng định hình tuyệt vời.
2. Nhiệt độ làm việc
Thép không gỉ 201 cho phép sử dụng tất cả các kỹ thuật hàn thông thường & có thể làm việc tại nhiệt độ 1.149-1.232 ° C (2100-2250 ° F).
Bên cạnh đó, inox 430 có thể chống oxy tốt – lên đến 870°C (1598°F) trong trường hợp sử dụng liên tục bị đứt đoạn & lên đến 815°C (1499°F) khi sử dụng liên tục. Tuy nhiên, loại inox này sẽ trở nên giòn hơn khi dùng ở nhiệt độ phòng, nhất là khi bị nung nóng trong một thời gian dài ở nhiệt độ từ 400 – 600°C (752-1112°F).
Do có cùng tính chất, inox 304 cũng cho khả năng chống oxy hóa tốt, chịu được nhiệt độ làm việc liên tục lên đến 925°C, cho độ bền cao nên thường sử dụng trong xây dựng – những nơi đòi hỏi cấu trúc & á suất chứa tầm nhiệt > 500°C & lên đến 800°C
Lưu ý: Đối với inox 304H, loại vật liệu này khá nhạy cảm với nhiệt độ từ 425 – 860°C, tuy không phải là vấn đề gì quá lớn trong các ứng dụng nhiệt độ cao nhưng nó phần nào ảnh hưởng đến khả năng chống ăn mòn của inox.
3. Khả năng chống ăn mòn
Như so sánh thành phần hóa học của các loại inox ở trên, có thể thấy rằng hàm lượng chrom của inox 201 thấp hơn 304 tầm 2%, chính vì vậy khả năng tạo lớp màn “bảo vệ” của loại inox này sẽ bị hạn chế hơn so với inox 304. Trong một thí nghiệm về tính chất này, người ta phun nước muối nhiều giờ vào cả 2 loại inox kể trên thì khả năng chống rỗ bề mặt của thép không gỉ 201 (chỉ chứa khoảng 4% Niken) vẫn kém hơn đàn anh inox 304. Đây cũng là lý do người ta không chọn loại inox này sử dụng trong ngành hàng hải.
Ngược lại, dòng inox 430 lại sở hữu độ chống ăn mòn thuộc vào hàng xuất sắc (trong điều kiện kiểm soát chặt chẽ). Độ chống rõ bề mặt hay chống mòn rãnh của loại inox này khá giống với inox 304. Bên cạnh đó, inox 430F không có lưu huỳnh (gia công máy) sẽ chống mòn kém hơn loại không qua gia công máy.
Các đặc tính inox 201:
– Khả năng chống gỉ: loại inox 201 có nhiều ứng dụng trong môi trường kháng vừa và nhẹ, nhưng vẫn ít hơn so với inox 304 nhất là trong môi trường hóa học.
– Từ tính: Khi được nung loại inox này không có tính từ tuy nhiên khi được làm lạnh thì tính từ lại trờ nên rất mạnh.
– Tính hàn: Inox 201 có thể hàn bằng tất cả các phương pháp do trong thành phần có chứa 18% Cr, 8% Ni, tuy nhiên sự ăn mòn giữa các hạt có thể bị ảnh hưởng nhiệt nếu hàm lượng Cacbon vượt quá 0,03%.
– Độ bền/ Độ cứng: hàm lượng N lớn giúp cho inox 201 có được độ bền và độ cứng cao nhất là khi ở nhiệt độ thấp. Inox 201 không thể cứng bằng cách xử lý nhiệt, nhưng có thể bằng cách làm lạnh. Nhiệt độ ủ của loại inox này là từ 1010 đến 1090°C, để giữ Cacbon trong dung dịch và tránh sự nhạy cảm, cần phải làm lạnh qua dãy ngưng Cacbon 815 và 416°C.
– Hình thành: được hình thành và rút ra, thử nghiệm trung gian có thể được yêu cầu cho các hoạt động nhờ có tốc độ làm việc cao.
Ứng dụng:
Inox 201 được sử dụng để sản xuất hàng loạt các thiết bị gia dụng, bao gồm bồn rửa, dụng cụ nấu ăn, máy giặt, cửa sổ và cửa ra vào. Ngoài ra còn được sử dụng trong trang trí ô tô, kiến trúc, trang trí, xe kéo và kẹp…Không nên dùng inox 201 cho các ứng dụng ngoài trời vì tính dễ bị ăn mòn và rạn nứt.
Inox 201 có những đặc điểm gì?
Như các loại inox khác, inox 201 cũng có tính bền, khả năng chống ăn mòn, khả năng chịu nhiệt cũng như những lợi thế về bảo trì, vệ sinh và thẫm mỹ. Tuy nhiên, vì có thành tố hóa học khác nhau nên mức độ của những ưu điểm này cũng chênh lệch ít nhiều so với các loại inox còn lại. Điển hình, thành phần Nikel thấp hơn inox 304 nên sẽ có độ cứng hơn, dễ bị ăn mòn hơn inox 304. Bề mặt không bóng sáng như inox 304. Tuy nhiên, độ bền khá cao. Đây là một trong những điểm mạnh mà inox 201 mang đến.
Thuộc loại vật liệu dễ gia công vì tính định hình tốt. Các phương pháp gia công như cắt gọt hay hàn đều có thể thực hiện trên loại inox này, để hiểu những đặc điểm thì chúng ta cùng tìm hiểu và trả lời những câu hỏi dưới đây:
1. Inox 201 có bị gỉ không?
Vì có cấu tạo Mangan cao hơn và tỉ lệ Nikel thấp hơn nên mặc dù tính năng chung của inox là chống ăn mòn thì 201 vẫn dễ bị rỉ sét hơn so với 304, 316. Vì nhược điểm này nên giá thành tương đối rẻ hơn. Tuy nhiên, nếu so sánh với các loại vật liệu không phải inox (nhựa, thép, nhôm…), được xem là sự lựa chọn tương đối tốt cho những sản phẩm cần độ bền và chống oxy hóa.
2. Nhiệt độ nóng chảy của inox 201 là bao nhiêu?
Inox là loại vật liệu chịu nhiệt. Trong đó, mức nhiệt độ đạt đỉnh điểm cho sự tan chảy nằm ở khoảng 1400 – 1450 °C, tương đương với nhiệt độ nóng chảy của inox 304 nhưng thấp hơn các loại inox khác.
3. Inox 201 có dẫn điện không?
Đây là một câu hỏi nhận được khá nhiều sự quan tâm cũng như thắc mắc. Câu trả lời là có nhưng không đáng kể. Không giống như kim loại đồng dẫn điện 100% hay các kim loại dẫn điện tốt như vàng, bạc, sắt, nhôm…có khả năng dẫn điện cực kì thấp. Vì vậy, inox không thuộc những loại vật liệu được sử dụng phục vụ cho tính năng dẫn điện.
4. Inox 201 có độc hại không?
Inox hiện nay là một trong những loại vật liệu phổ biến nhất và được ứng dụng nhiều vào trong đời sống hàng ngày của con người vì inox rất thân thiện với môi trường và inox được mạnh danh là vật liệu chăm sóc sức khỏe con người. Inox 201 cũng không ngoại lệ. Tuy có thành phần Mangan nhưng để cho thành phần này gây hại với con người trong điều kiện nhiệt độ cả 1000oc lúc đó mangan mới có thể tự gây hại, còn nếu các đồ dùng ở điều kiện môi trường bình thường thì thành phần mangan chưa thể gây .
Với đặc tính này chúng ta hiểu và sử dụng vào gia công sản xuất (ứng dụng) vào làm đồ gì, trong môi trường nào để phát huy hết những ưu điểm của nó. Vì thế, bạn cứ an tâm sử dụng
5. Inox 201 luôn luôn có giá thành thấp hơn inox 304
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng có giá thành không cao hay nói cách khác là khá rẻ so với các loại inox 304, inox có seri 300 và nó luôn cao hơn inox seri 400. Các sản phẩm làm từ inox 201 cũng có giá thành rẻ hơn làm từ inox 304 hay inox 316. Vì vậy, tùy mục đích sử dụng của mình, được xem là loại vật liệu phù hợp với mọi người vì tính năng tương đối tốt và giá thành lại hợp lý.
Do inox 201 có chi phí thấp và nó được phát huy rất tốt trong các môi trường nhất định, ứng dụng phổ biến của inox 201 (inox seri 200) như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Các tìm kiếm liên quan đến inox 201
- đặc điểm inox 201
- inox 201 bị gỉ
- inox 201 bao nhiêu 1kg
- inox 201 có độc không
- giá inox 201
- inox 201 giá bao nhiêu 1kg
- độ bền inox 201
- inox 201 và 430